Xu hướng của thị trường BĐS 2023: Người mua nhà ngày càng thích đi xa

Xu hướng của thị trường BĐS 2023: Người mua nhà ngày càng thích đi xa

Một trong những xu hướng đáng chú ý trong thời gian qua và sẽ tiếp tục trong giai đoạn tới là sản phẩm mới đang có khuynh hướng dịch chuyển khỏi trung tâm và nằm ở các vùng lân cận.

Góc nhìn chuyên gia về xu hướng của thị trường BĐS 2023

Đó là nhận định của TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam. Vị chuyên này cho rằng, quan điểm mua nhà của khách hàng ngày càng khác. Thay vì ở trung tâm chật chội, giá cao, họ chấp nhận câu chuyện di chuyển xa nhưng đạt được các tiêu chuẩn sống.

“Tại các khu lân cận Tp.HCM như Đồng Nai, Long An, Bình Dương…xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm, vừa cung cấp được cho người dân địa phương, vừa có thể dành cho người làm việc ở Tp.HCM.

Các dự án nhà ở này có giá thành phù hợp cho khách hàng mua nhà ở thực. Hệ thống hạ tầng giao thông kết nối được đầu tư mở rộng đã và đang tạo điều kiện cho xu hướng di dân cũng như quan điểm mua nhà của khách hàng ngày càng rõ nét hơn”, TS Khương nhấn mạnh.

Ở khu vực phía Đông Tp.HCM như Đồng Nai, Bình Dương hay khu Tây như Long An, Cần Thơ… xu thế giãn dân của Tp.HCM ngày càng tăng.

Các khu vực này có lợi thế về quỹ đất rộng, mặt bằng giá đất còn khá thấp, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông đang trở thành “thỏi nam châm” thu hút nhu cầu mua BĐS ở thực hoặc đầu tư lâu dài.

Ghi nhận cho thấy, tại Long An, một số khu đô thị quy mô đang thu hút mạnh nhu cầu ở thực lẫn đầu tư. Chẳng hạn, khu đô thị Waterpoint của Nam Long Group hiện đang triển khai phân khu mới, trong khi các giai đoạn trước đó đã có cư dân vào sinh sống đông đúc.

Đáng nói, ngoài dòng sản phẩm nhà phố, biệt thự, villa ven sông thì KĐT này còn có sản phẩm căn hộ EHome Southgate giá vừa túi tiền (từ 1 tỉ đồng/căn) thu hút nhu cầu ở thực về sinh sống, làm việc.

Hiện, các block  thuộc giai đoạn 1 của căn hộ này đã bàn giao. Giai đoạn 2 của dự án đang được xây dựng và về đích trong thời gian tới. Việc đầu tư tiện ích nội khu đồng bộ, giao thông kết nối tốt được xem là điểm nhấn để KĐT này kéo được nhu cầu ở thực về sinh sống trong thời gian qua.

Hay, tại khu vực Đồng Nai, một số dự án như Izumi City, Nam Long Đại Phước, Aqua City… cũng là các dự án BĐS điểm nhấn khu vực, đang trở thành xu hướng lựa chọn nhà ở cho những người thích cuộc sống thoải mái, mà không quá xa Tp.HCM.

Thực tế, trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm, nhu cầu tăng trưởng đã thúc đẩy bất động sản đô thị vệ tinh Tp.HCM được quan tâm. Đây không phải là xu hướng mới nhưng khuynh hướng giãn dân ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu ngày càng cao.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh thị trường biến động, xu hướng dạt về vùng lân cận tìm chốn an cư ngày càng nhiều. Điều này cũng đại diện cho một trong các xu hướng được thể hiện rõ trong năm 2023 và các năm tới.

Xu hướng chọn BĐS khu vệ tinh Tp.HCM để sinh sống ngày càng rõ nét.
Xu hướng chọn BĐS khu vệ tinh Tp.HCM để sinh sống ngày càng rõ nét.

Theo chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang, người mua nhà hiện nay không quan tâm nhiều đến khu vực mà quan tâm đến khoảng cách di chuyển.

Nghĩa là, làm việc ở Tp.HCM nhưng sinh sống tại Đồng Nai, Bình Dương hay thậm chí Long An là chuyện không quá xa lạ. Điều này xuất phát từ việc hạ tầng giao thông kết nối tốt, giá BĐS lân cận còn dễ chịu hơn.

Ở một số dự án khu đô thị quy mô tại tỉnh ven Tp.HCM, gần như đáp ứng mọi nhu cầu tiện ích khép kín nên nhiều người lựa chọn làm căn nhà thứ hai hoặc về đó sinh sống. Dĩ nhiên, đó phải là những khu đô thị “sáng đèn” thực sự.

Cùng quan điểm, ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam cho hay, xu hướng về các đô thị vùng ven Tp.HCM như Bình Dương, Long An, Đồng Nai… để sinh sống đang “âm ỉ” phát triển trên thị trường BĐS. Xu hướng này đang trở nên mạnh mẽ hơn từ thời điểm dịch Covid-19 đến nay.

“Việc kết nối hạ tầng và chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn ở các khu vực vùng ven cũng trở thành “chất xúc tác” quan trọng cho xu hướng này.

Việc được sử dụng các tiện ích về y tế, giáo dục hay giải trí ở các khu vực vùng ven nhiều thành phố lớn với chất lượng không chênh lệch nhiều khiến cư dân muốn “ly tâm” thêm yên tâm với lựa chọn của mình’, chuyên gia Colliers Việt Nam nhấn mạnh.

Ông David khẳng định, xu hướng “ly tâm” về vùng lân cận Tp.HCM sẽ hình thành lâu dài, bởi các lý do: Thứ nhất, việc kết nối từ các khu đô thị ở Đồng Nai, Bình Dương hay Long An với Tp.HCM ngày càng thuận tiện, nhanh chóng.

Thứ hai, chất lượng sống ngày càng rút ngắn giữa các khu vực, trong khi giá cả sinh hoạt và dịch vụ ở vùng ven phần nào ở mức vừa phải hơn.

Thứ ba, do giá BĐS tại thành phố lớn ngày càng đắt đỏ, với cùng một khoản tiền, người mua sẽ sở hữu BĐS diện tích rộng hơn, thậm chí có sân vườn bao quanh ở vùng ven.

Thứ tư, các đô thị vùng ven ngày càng phát triển và tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn ngay tại đó, kể cả trong những ngành đòi hỏi tri thức và chuyên môn cao.

Việc xu hướng làm việc từ xa ngày càng phổ biến cũng sẽ tạo thêm thuận lợi cho những người sống ở vùng ven trong khi công ty của họ có trụ sở trong thành phố lớn.

Thứ năm, các giá trị tinh thần bao gồm việc có một phong cách sống thư thả, hài hòa với thiên nhiên trong lành hơn ngày càng được coi trọng.

Theo báo cáo về thị trường nhà phố, biệt thự tại vùng lân cận Tp.HCM của DKRA Vietnam, nguồn cung mới nhà phố/biệt thự tại TP.HCM và các tỉnh giáp ranh có sự sụt giảm và phân bổ không đồng đều.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, cả thị trường phía Nam ghi nhận 29 dự án mở bán, tương đương hơn 3.142 căn. Trong bối cảnh nguồn cung giảm hơn 45% so với cùng kỳ năm 2021, tỷ lệ tiêu thụ loại hình này vẫn đạt 88% (tương đương 2.007 căn) so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn cung mới có xu hướng dịch chuyển về khu vực vệ tinh như Đồng Nai, Long An… nơi quỹ đất còn nhiều, hạ tầng đang dần hoàn thiện và quy hoạch giao thông kết nối liên tỉnh được triển khai.

Đồng thời, ghi nhận tỷ lệ hấp thụ tốt tại các thị trường vệ tinh. Sức cầu nhà phố, biệt thự…, chủ yếu tập trung ở những dự án quy mô lớn, quy hoạch đồng bộ và được phát triển bởi những chủ đầu tư uy tín, có tiềm lực tài chính mạnh.

Join The Discussion

Compare listings

Compare